Theo Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Trong chăn nuôi, thức ăn được coi như “nguyên liệu” cho sản xuất. Tính chất sản xuất và cung cấp thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất, đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Ví dụ: vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa mày thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống loại sữa này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.
Cây cỏ ở vùng núi thường thiếu Iốt, tỉ lệ bệnh bướu cổ (do thiếu Iốt) của người sống ở vùng núi thường cao hơn vùng ven biển.
Mặt khác khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen… thì các chất này cũng sẽ tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.
Như vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết, nếu người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần, tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi bằng mọi cách, không quan tâm đến tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các hóa chất độc hại dùng để kích thích tăng trọng, kích thích tiết sữa hoặc đẻ trứng thì có hại cho toàn xã hội.
Cũng xuất phát từ lý giải trên mà người ta thường nhấn mạnh rằng: Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi.
Nghị định 13/2020/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 07 năm 2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi
Quy chuẩn QCVN 01 – 190: 2020/BNNPTNT Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Quy chuẩn QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
– Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
– Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước.
– Phương thức đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận ISO 9001 thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn này. Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu. Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi.
Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Phương thức đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức 7: Thử nghiệm mẫu, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa dựa trên kết quả thử nghiệm.
Quy trình – thủ tục thực hiện hợp quy:
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
• Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
• Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn gia súc do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
• Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc.
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
• Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
• Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc;
• Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
• Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
• Kế hoạch giám sát định kỳ;
• Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
NĂNG LỰC
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN BAOTINCERT thuộc hệ sinh thái CÔNG TY TNHH GIÁM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ & DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO TÍN được Bộ NN & PTNT cấp chứng nhận cho số đăng ký CN 26 – 19 BNN là tổ chức uy tín tại Việt Nam đủ điều kiện chứng nhận đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực: Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHANH NHÂT VÀ CHÍNH XÁC NHẤT.